Quốc gia Phổ Tự do trong khuôn khổ Cộng hòa Weimar Phổ_(quốc_gia)

Liên bang Cộng hòa Weimar. Phổ có màu xanh da trời.

Sau cuộc Cách mạng Đức vào năm 1918, hoàng đế Wilhelm II phải thoái vị. Phổ được tuyên bố là một nước "Tự do" độc lập (tiếng Đức: Freistaat, Cộng hòa) thuộc Cộng hòa Weimar vừa được thành lập, và tới năm 1920 thiết lập hiến pháp dân chủ.

Tất cả các vùng lãnh thổ mà Đức bị mất trong Hòa ước Versailles nguyên đều thuộc về Phổ: bao gồm vùng Alsace-Lorraine về Pháp, EupenMalmedy về Bỉ; Bắc Schleswig về Đan Mạch, lãnh thổ Memel đưa về Litva; khu vực Hultschin sang Tiệp Khắc. Các khu vực rộng lớn mà Phổ đã sáp nhập trong cuộc Chia cắt Ba Lan, như là các tỉnh PosenTây Phổ, cũng như vùng phía đông của Thượng Silesia về Cộng hòa Ba Lan thứ II. Danzig trở thành Thành phố tự do Danzig dưới quyền quản lý của Hội Quốc Liên. Ngoài ra, vùng Saar mới được thành lập cũng gồm chủ yếu các lãnh thổ cũ của Phổ.

Vì Phổ bị mất các lãnh thổ này, nên cũng như trước khi có cuộc "Chia cắt Ba Lan", Phổ không còn một hành lang nối liền Đông Phổ và phần còn lại của nước Đức. Để đến được Đông Phổ người ta phải dùng đường thủy ("Dịch vụ đường biển Đông Phổ") hoặc bằng hành lang Ba Lan.

Chính phủ Đức nghiêm túc xem xét khả năng tách nước Phổ thành nhiều tiểu bang, nhưng cuối cùng các tư tưởng truyền thống thắng thế và nước Phổ trở thành một "Nước Phổ tự do" (Freistaat Preußen), và là bang lớn nhất nằm trong Cộng hòa Weimar - chiếm tới 60% lãnh thổ. Từ khi các đặc quyền cũ của Phổ bị xóa bỏ, cộng với sự kết hợp với các vùng có đông đảo giai cấp lao động như khu công nghiệp Ruhr và vùng "Berlin đỏ", Phổ trở thành thành trì của phe cánh tả, được cai quản bởi một liên minh của Đảng Xã hội Dân chủ ĐứcĐảng Công giáo Trung lập trong suốt những năm của thập niên 1920.

Từ năm 1919 đến năm 1932, liên minh của Đảng Dân chủ Xã hội, Công giáo Trung lập, và Đảng Dân chủ Đức nắm quyền điều hành nước Phổ; từ 1921 đến 1925 các chính phủ liên minh bao gồm cả Đảng Nhân dân Đức. Không giống như các bang khác trong Liên bang Đức, chính quyền của các đảng phái dân chủ, chiếm đa số ở Phổ, không bao giờ bị lâm vào khủng hoảng. Tuy vậy ở vùng Đông Phổ và các khu vực công nghiệp, Đảng Quốc gia Xã hội Đức, tức đảng Nazi, của Adolf Hitler có ảnh hưởng ngày càng mạnh và có nhiều người ủng hộ, đặc biệt là từ các thành phần trung lưu nghèo và các thành phần lao động ở tầng lớp hạ lưu. Ngoại trừ vùng Thượng Silesia của Phổ theo Giáo hội Công giáo Rôma, đảng Nazi tới năm 1932 trở thành đảng lớn nhất ở Phổ. Tuy nhiện, các đảng phái dân chủ gom lại vẫn chiếm đa số, trong khi những người cộng sản và phát xít ở phe đối lập.

Otto Braun người Đông Phổ, nguyên Tổng thống-Thủ tướng Phổ liên tục từ năm 1920 đến năm 1932, được xem như là một trong những thành viên đảng Xã hội Dân chủ có năng lực nhất trong lịch sử. Ông, cùng với Bộ trưởng Nội vụ Carl Severing đã thi hành một số cải cách hợp thời, sau này là khuôn mẫu cho nước Cộng hòa Liên bang Đức. Chẳng hạn như, ông đặt ra "bỏ phiếu bất tín nhiệm có tính xây dựng" để chỉ cho phép bãi nhiệm Thủ tướng nếu có một đa số chắc chắn bỏ phiếu người kế nhiệm. Bằng cách này chính quyền của nhà nước Phổ có thể tồn tại nếu là không có một "đa số cấp tiến" mới đủ mạnh để thách thức chính phủ. Nhìn tổng thể, đa số các sử gia cho rằng nhà nước Phổ vào thời gian này thành công hơn nhà nước Đức.

Khác với hình ảnh quân phiệt trước chiến tranh, Phổ là trụ cột nền dân chủ của Cộng hòa Weimar. Chính thể này chỉ bị sụp đổ sau cuộc "đảo chính" của Thủ tướng Liên bang Đức (Reich Chancellor) Franz von Papen. Trong cuộc đảo chính này, Chính quyền Liên bang (Reich) giải tán nhà nước Phổ vào ngày 20 tháng 7 năm 1932, dưới cớ là Chính quyền Phổ đã không còn kiểm soát được an ninh (sự kiện ngày Chủ nhật Đẫm máu ở Altona, Hamburg). Papen tuyên bố là Ủy viên Liên bang tại Phổ và tự nắm lấy chính quyền. Cuộc đảo chính khiến cho mọi việc càng trở nên dễ dàng hơn cho Adolf Hitler, khi ông ta chiếm toàn bộ bộ máy chính quyền Phổ, bao gồm cả lực lượng cảnh sát chỉ nửa năm sau.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phổ_(quốc_gia) http://www.amazon.com/History-Modern-Germany-Hajo-... http://www.amazon.com/Medieval-Germany-Encyclopedi... http://www.amazon.com/Rise-Brandenburg-Prussia-Lan... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/218058/F... http://books.google.com/?id=qsBco40rMPcC http://books.google.com/books?id=-1IEAAAAMBAJ&lpg=... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://www.heritage-history.com/www/heritage.php?D... http://bpkgate.picturemaxx.com/index.php?language=...